METHYLENE CHLORIDE (MC)
Tên thường gọi: Dichloromethane; Freon 30; Methylene dichloride; Chlorure De Methylene.
Công thức phân tử: CH2Cl2
Quy cách:270kg/phuy
Xuất xứ: trung quốc
ChinaDung môi Methylene Chloride là hợp chất hữu cơ có nhiều tính chất đặc biệt, được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau
Dung môi Methylene Chloride là một trong những loại dung môi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có độc tính thấp, dễ sử dụng và có nhiều đặc điểm nổi bật về tính chất.
Dung môi Methylene Chloride là gì?
Dung môi Methylene Chloride (CH2Cl2) là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi tương tự như mùi của ether có độc tính thấp và khó cháy nên được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Những tính chất đặc trưng của Methylene Chloride
Methylene Chloride được đánh giá là loại dung môi thân thiện và dễ sử dụng nhất hiện nay với những tính chất đặc trưng sau:
- Bay hơi nhanh.
- Có độc tính thấp.
- Tan ít trong nước nhưng tan được trong nhiều dung môi hữu cơ khác.
- Khó phát cháy (ở nhiệt độ 556oC thì Methylene Chloride mới có thể tự phát cháy).
- Dễ thu hồi hoàn toàn vì có nhiệt độ sôi thấp và áp suất hơi cao.
Phương pháp điều chế Methylene Chloride
Để có thể điều chế được dung môi Methylene Chloride, người ta cho Methane (có thể thay thế bằng Methyl Chloride) phản ứng với khí Clo ở nhiệt độ 400 - 500oC.
Phản ứng này sẽ sinh ra các các hợp chất: Methyl Chloride (CH2CL2), Chloroform (CHCl3), Carbon Tetrachloride (CCl4), Chloromethane (CH3Cl) theo các phương trình hóa học sau:
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH3 + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
CH2 + Cl2 → CHCl3 + HCl
CH3 + Cl2 → CCl4 + HCl
Sau đó, sẽ thực hiện quá trình chưng cất để tách các hợp chất này.
Ứng dụng trong thực tế của Methylene Chloride
Với đặc tính khó cháy và có độc tính thấp, ngoài được sử dụng như dung môi cho các quá trình hóa học, Methylene Chloride còn đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực của đời sống:
- Sản xuất chất tẩy sơn
- Sản xuất và sử dụng trong keo dán, và các chất kết dính khác.
- Gia công chất dẻo, rửa khuôn đúc
- Gia công kim loại, tẩy rửa kim loại.
- Dung môi trong sản xuất màng polycarboneta và acetate.
- Đúc sợi thủy tinh polyester bằng dung môi.
- Tẩy rửa bề mặt.
- Nhờ khả năng bay hơi nhanh mà MC được sử dụng trong sơn xịt và chất thổi PU foam.
- Được sử dụng trong hàn nhựa ví dụ như nó được dùng để hàn những vỏ ngoài của các thiết bị đo điện.
- Dùng trong công nghiệp in trên đồ may mặc.
- Dùng trong thuốc xịt muỗi, chất tẩy rửa trong nhà máy sản xuất giầy da.
- Dùng trong sản xuất mút xốp, sản xuất bọt polyurethane.
Lưu ý: Dung môi Methylene Chloride cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đồng thời sau khi sử dụng thì phải đậy kín nắp vì loại dung môi này có đặc tính bay hơi nhanh.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản dung môi Methylene Chloride
Vì tính chất độc hại của Methanol Chloride nên trong quá trình sử dụng và bảo quản bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
- Methylene Chloride gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng đặc biệt là hệ hô hấp. Methanol Chloride cũng gây kích ứng mắt và da. Khi hít phải hơi MC sẽ khiến nạn nhân bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi thậm chí có thể hôn mê sâu. Nguy hiểm hơn nữa là MC nằm trong danh sách những hóa chất có khả năng gây ung thư và làm ảnh hưởng tới thai nhi.
- Khi tiếp xúc với dung môi Methylene Chloride, người dùng cần phải mặc đồ bảo hộ và làm việc ở nơi thông thoáng cũng như tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn hóa chất.
An toàn khi sử dụng dung môi Methylene Chloride
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người khi sử dụng dung môi Methylene Chloride, bạn hãy áp dụng những giải pháp dự phòng an toàn dưới đây.
- Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, gang tay và mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc gần.
- Bảo quản dung môi Methylene Chloride ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tia lửa điện, nguồn nhiệt và kim loại.
- Quy cách đóng phuy, thùng chứa an toàn và có nhãn mác rõ ràng.
Cách sơ cứu khi tiếp xúc với Methylene Chloride
Trong quá trình sử dụng nếu vô tình để Methylene Chloride tiếp xúc với các bộ phận trên cơ thể thì hãy xử lý theo hướng dẫn dưới đây.
Tiếp xúc với mắt: Ngay lập tức hãy rửa thật sạch bằng nước hoặc dung dịch muối trong vòng 30 phút và tìm đến cơ sở ý tế để thăm khám. Tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc mỡ nào vào mắt nếu không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Tiếp xúc với da: Hãy thay quần áo, cách ly các đồ vật có nhiễm hóa chất. Sau đó, dùng nước sạch rửa sạch vùng da bị nhiễm hóa chất và đến bệnh viện gần nhất để thăm khám.
Hít phải: Khi hít phải khí MC người dùng cần di chuyển ra khỏi khu vực tiếp xúc tới nơi không khí trong lành và gọi bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị hợp lý.